Cuộc sống hàng ngày khá là bận rộn, không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để đi chợ mua những thực phẩm để nấu ăn hàng ngày cho gia đình, do đó chúng ta cần nhờ đến chiếc tủ lạnh. Thông thường các bà nội trợ hay mua sẵn rất nhiều đồ ăn, rau, củ, quả, thịt, cá… và cho vào trong tủ để sử dụng dần. Chúng ta cho rằng đó là một biện pháp hiệu quả trong việc bảo quản thực phẩm lâu dài và tuyệt đối an toàn, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm nếu chúng ta không biết cách bố trí sắp xếp một cách hợp lý, sẽ dẫn đến thực phẩm bị ôi, thối do bị lãng quên, hết hạn sử dụng…
Theo nguyên lý một chiếc tủ lạnh thông thường sẽ chia làm hai ngăn, ngăn đông có nhiệt độ âm, ngăn lạnh có nhiệt độ dương. Về mùa đông bạn nên đặt nhiệt độ ở số một, thì ngăn bảo quản sẽ có nhiệt độ khoảng 7 đến 10 độ, ngăn lạnh có nhiệt độ khoảng 2 đến 5 độ. Chúng ta nên bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ này. Nếu mùa hè thì phải điều chỉnh lên số 4 hoặc 5 mới hợp lý. Hơn nữa chúng ta sẽ sắp xếp thực phẩm theo trình tự dưới đây.
Trước tiên, bạn cần bỏ hết các thực phẩm hết hạn sử dụng, hỏng ra khỏi tủ và tiến hành vệ sinh tủ lạnh. Gỡ bỏ toàn bộ các kệ và ngăn kéo tủ lạnh ra. Chúng ta có thể pha loãng xà phòng hoặc nước rửa bát với nước nóng để lau tủ. Với những chỗ tích tụ nhiều vết bẩn có thể dùng chanh chà xát vết bẩn sẽ hết hoàn toàn. Bạn có thể phủ một lớp bảo vệ bằng giấy sáp (giấy nến) lên bề mặt các kệ và ngăn kéo to trong tủ lạnh để tránh trường hợp thực phẩm rớt ra làm bẩn tủ
Ở ngăn mát
Tất cả các thực phẩm khi cho vào tủ bạn nên bạn nên bảo quản riêng trong từng hộp kín.
Các loại hoa quả tươi để ra một ngăn riêng, và không nên để quá sát vào nhau tránh trường hợp lây lan sang các quả khác khi chúng chín sớm. Rau củ để một ngăn riêng, các loại thịt cá dễ hỏng hơn nên sẽ để ở mặt kính sát với ngăn rau củ vì nhiệt độ ở đó là thấp nhất.
Các loại thực phẩm dễ bốc mùi như cá khô, phô mai… nên bọc kín bằng giấy bạc tránh phát tán mùi ra tủ. Ngăn trên cùng có thể để bánh ngọt, sữa chua…
Ngăn kế tiếp có thể để cà phê, các loại gia vị. Không nên các loại đồ dễ vỡ phía ngoài cánh tủ tránh trường hợp bị rơi ra khi mở.
Ở ngăn đông đá
Khi thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng hết bởi khi đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm. Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để phía trong, các thực phẩm sắp hết hạn để ra phía bên ngoài để có thể dùng theo thứ tự, tránh trường hợp đồ hết hạn, hay dùng đồ mới trước.
Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe của mình bạn nên tuân thủ một số quy định như:
– Thức ăn đã được nấu chín muốn bảo quản sang ngày hôm sau phải cho vào tủ trước 4 giờ tính từ khi xào nấu xong, khi lấy ra phải ăn ngay, không để lâu quá 4 giờ từ khi lấy ra ngoài.
– Các loại nước dùng để làm đá nên dùng nước đã đun sôi.
– Các loại thức sống như cá, thịt muốn để dành phải cất vào tủ lạnh ngay sau khi giết thịt, không được để chậm quá 4 giờ. Khi lấy ra khỏi tủ lạnh phải chế biến ngay.
– Nên kiểm tra tủ lạnh và vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để tránh trường họp có đồ hết hạn trong tủ, dẫn đến lấy lan vi khuẩn sang các thực phẩm khác.