Case Study Lập kế hoạch SEO chi tiết 2019 tổng quan từ A – Z

Case Study Lập kế hoạch SEO chi tiết 2019 từ A – Z

Kế hoạch Seo 2019
Các bạn muốn trở thành 1 SEOER chuyên nghiệp thì khi nhận bất kì 1 dự án SEO nào các bạn cần phải lên một bản kế hoạch seo chi tiết để giải quyết các vấn đề mà khách hàng hoặc tổ chức đưa ra bao gồm ( Thời gian, KPI từ khóa, nhân sự, ngân sách .. ) dựa trên nguồn lực tài chính công ty hoặc khác hàng.
Với tôi khi nhận bất kì dự án nào thì ban đầu tôi sẽ dành rất nhiều thời gian, chất xám để lập 1 kế hoạch seo thật chi tiết ( kế hoạch 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm .. ) . Tôi sẽ triển khai SEO dựa trên kế hoạch mà tôi đã lập.
Lập kế hoạch SEO không hề đơn giản như 1 số các bạn nghĩ, kế hoạch của các bạn càng chi tiết bao nhiêu thì càng bạn triển khai sẽ nhàn bấy nhiều. Nếu như các bạn triển khai SEO mà các bạn không có kế hoạch cụ thể, các bạn làm ” hêu hêu ” thích thì làm thích chơi thì tôi chắc chắn với bạn rằng sớm muộn bạn cũng sẽ thất bại mà thôi.
Dưới đây là 10 bước chính khi lập 1 bản kế hoạch SEO của tôi. Hãy bắt đầu thôi!
1/ Phân tích website

Phân tích website
Đối với website mới: Trường hợp này thì quá đơn giản, mình có thể tự quyết theo kế hoạch của mình.
Đối với website cũ: Chúng ta sẽ có rất nhiều việc phải làm nhé, nó thực sự quan trọng, nó quyết định thành bại của dự án SEO.
Các bạn cần phân tích kĩ các yếu tố dưới đây:
Cấu trúc website:
Nó có phù hợp với bạn không? bạn có làm chủ được nó không? Nếu như là 1 mã nguồn phổ biến như WordPress thì tuyệt vời, nhưng nếu nó là 1 site mã nguồn khác mà bạn không nắm rõ thì bạn sẽ vô cùng mệt đấy nhé. Các bạn sẽ mất công phải ngồi học hoặc phải mất nhiều time trao đổi với kĩ thuật.
Nội dung trên website:
Các bạn hãy phân tích kĩ số lượng bài viết, cách viết bài của content cũ có chất hay không? link nội bộ đã tối ưu chưa? các bài viết trên website có Unique không? Có hàng tá vấn đề bạn phải phân tích. Nếu như 1 website nội dung toàn copy thì các bạn sẽ phải xóa đi và gần như viết lại từ đầu.
Hãy nhớ ” Content is King ” các bạn nhé.
Backlink
Các bạn hãy dùng công cụ ahrefs.com để check xem trước đây website đã từng SEO như thế nào, hệ thống link như nào?
Trường hợp 1: Backlink ít , reffering domain nhiều và có Organic Traffic -> ok tuyệt vời, nếu như gặp trường hợp thế này bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều vì website đang seo an toàn ( white hat). các bạn yên tâm về phát triển tiếp.
Trường hợp 2: Backlink nhiều, reffering domain ít và có Organic Traffic –> Trường hợp này khá nguy hiểm vì đây là cách seo đặt link all site, nó sẽ không bền vững, các bạn cần check kĩ nguồn link xem có chất lượng hay không.
Trường hợp 3: backlink nhiều , reffering domain có thể ít hoặc nhiều nhưng organic Traffic thì gần nhưu không có –> Trương hợp này thì mình khuyên các bạn nên bỏ và nếu có làm thì hãy dựng lại website mới. Vì rất có thể website đã dính thuật toán Google
Như mình nói ở trên phần Phân tích website cực kì quan trọng nó là yếu tố quyết định bạn có nhận dự án hay không. Nếu như những trường hợp nguy hiểm, các bạn không chắc có thể làm được hay không thì mình khuyên các bạn nên từ bỏ, không nên cố đấm ăn xôi rồi tiền mất tật mang.
2/ Nghiên cứu từ khóa

Công cụ nghiên cứu từ khóa
Bước này cũng rất quan trọng nó quyết định thành bại của cả doanh nghiệp, các bạn seoer hãy tập tư duy nghiên cứu từ khóa để tư vấn cho khách hàng các từ khóa hiệu quả, tỉ lệ chuyển đổi cao. Tránh trường hợp chọn những từ khóa seo lên top rồi nhưng không bán được sản phẩm.
Hãy trả lời 6 câu hỏi dưới đây khi nghiên cứu từ khóa nhé?
1/ Sản phẩm của bạn là gì?
2/ Đối tượng khách hàng và nhóm khách hàng của bạn là ai?
3/ Vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính của khách hàng của bạn?
4/ Khách hàng quan tâm đến các sản phẩm, dịch vụ nào của bạn?
5/ Khách hàng sẽ tìm kiếm những gì khi quan tâm đến sản phẩm của bạn?
6/ Những suy nghĩ thắc mắc của khách hàng về sản phẩm?
Sau khi đã trả lời được hết 6 câu hỏi trên thì chúng ta sẽ băt đầu đi tìm từ khóa, nhóm từ khóa. hãy tham khảo các cách từ khóa dưới đây.
cách 1: Tự viết ra các từ khóa mà chúng ta nghĩ người dùng sẽ tìm kiếm
Cách 2 : Nghiên cứu qua Google Search Box
Cách 3: Tìm kiếm các Key mà chính đối thủ của các ban đang SEO bằng Ahrefs
Cách 4: sử dụng các công cụ tìm từ từ khóa dưới đây
https://keywordtool.io/
https://kwfinder.com/
https://ads.google.com/home/tools/keyword-planner/
https://www.alexa.com/
Sau khi các bạn tìm được list từ khóa rồi thì chúng ta xem bắt đầu bước tiếp theo đó là Phân loại từ khóa.
Phân loại từ khóa, nhóm từ khóa
– Nhóm từ khóa chính: là những từ khóa ngắn, có độ cạnh tranh cao, traffic nhiều nhưng tỉ lệ chuyển đổi thấp
– Nhóm từ khóa phụ: Đây là những key độ canh tranh thấp hơn thường liên quan đến cá từ khóa hỏi đáp, hướng dẫn hoặc cẩm nang.
– Nhóm từ khóa chuyển đổi: Đây là nhóm từ khóa dài liên quan trực tiếp đến sản phẩm dịch vụ của bạn. Đây là nhóm từ khóa có tỉ lể chuyển đổi cao và bán được hay hàng ngay.
Ví dụ : từ khóa ” thay bàn phím laptop Dell ở đâu ” đây là 1 từ khóa có lượng tìm kiếm rất thấp nhưng khi khách hàng đã tìm từ khóa dài như này là khách hàng có nhu cầu nên tỉ lệ chuyển đổi cao.
Với 3 nhóm từ khóa trên mình khuyên các bạn nên SEO bắt đầu từ những nhóm từ khóa chuyển đổi và nhóm từ khóa phụ trước để có thể bán được sản phẩm ngay. Sau khi các nhóm từ khóa lên hết chúng ta mới quan tâm đến nhóm từ khóa chính để làm thương hiệu.
3/ Tối ưu onsite
Tối ưu bố cục nội dung:
Sau khi các bạn đã phân chia được các nhóm từ khóa các bạn sẽ bắt đầu cấu trúc lại website cho tối ưu về bố cục nội dung cũng như link nội bộ sao cho hợp lý.
- Từ khóa thương hiệu các bạn nên SEO vào trang chủ.
- Từ khóa chính các bạn nên SEO vào các danh mục, trang chủ hoặc Tag.
- Từ khóa phụ và từ khóa chuyển đổi các bạn nên seo vào bài viết.
Cấu trúc nội dung wesbite sao cho tối ưu với khách hàng, 1 website có cấu trúc tốt sẽ cải thiện thứ hạng từ khóa tốt hơn.
Tối ưu hóa hình ảnh
Tối ưu hóa hình ảnh là nén kích thước ảnh xuống sao cho dung lượng được giảm xuống mức thấp nhất mà không làm giảm chất lượng ảnh. Các bạn không nên phụ thuộc vào Plugin, tốt nhất hãy làm thủ công. Các bạn nên để định dạng ảnh là JPG và đồng nhất kích thước ảnh không nên ảnh to ảnh nhỏ. Nếu không tối ưu hóa hình ảnh WordPress, nó sẽ làm cho website của bạn chậm cực kỳ và tăng băng thông sử dụng.
Tối ưu tốc độ tải trang:
Website có tốc độ load nhanh sẽ giúp cho trải nghiệm khách hàng tốt hơn, qua đó sẽ cải thiện đáng kể thứ hạng website của bạn
Các công cụ đo lượng tốc độ tải trang:
- https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
- PingDoom Tool
- GTMetrix
4/ Cài đặt các công cụ Tracking
Sau khi đã Onsite xong các bạn nên cài các công cụ tracking Google như
- Google analytics
- Google webmaster tool
- Google tag manager
5/ Phân tích đối thủ cạnh tranh
Người xưa có câu ” biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng ” . Câu này cũng đúng trong trường hợp các bạn nhận dự án SEO. Trước tiên các bạn cần phải phân tích chính website của mình để biết được điểm mạnh điểm yếu của website của mình so với đối thủ là gì. Khi đó các bạn sẽ có kế sách, chiến lược SEO hợp lý tùy vào nhân lực và ngân sách của mình. Dưới đây là 7 bước để các bạn đánh giá đối thủ cạnh tranh.
Bước 1: Phân tích cấu trúc website đối thủ
Hãy quan sát cấu trúc nội dụng website xem đối thủ đã làm tốt chưa dựa vào các tiêu chí dưới đây.
- Thiết kế có thân thiện với người đọc hay không?
- Cấu trúc danh mục, tag, bài viết của đối thủ có tốt hay không?
- Nội dung bài viết có tối ưu hay không?
- Liên kết nội bộ đã tối ưu chưa?
- Tốc độ tải trang, load trang có nhanh không?
Hãy phân tích kĩ 5 tiêu chí trên nhé.
Bước 2: Phân tích từ khóa đối thủ
Hãy tìm và liệt kế các từ khóa đối thủ đang top bằng công cụ Ahrefs.com. Khi đó các bạn sẽ biết đối thủ đang top từ gì và họ chưa top từ khóa nào qua đó các bạn hãy chọn chiến lược phụ hợp vơi đối thủ. Tuyệt đối không nên cứ thấy đối thủ top cao từ gì là các bạn seo từ đó.
Hãy nhớ 1 điều: Seo từ khóa dễ trước để lấy traffic và bán hàng rồi seo từ khóa chính sau.
Bước 3: Theo dõi cách đi Backlink của đổi thủ
Backlink là yếu tố quyết định canh tranh thứ hạng của bạn so với đối thủ, hãy theo dõi cách đi link của đối thủ bằng công cụ Ahrefs.com qua đó chọn được chiến lược đi link tối ưu hơn của đối thủ.
Bước 4: Có hoạt động trên MXH hay không.
Hoạt động trên MXH rất quan trọng trong chiến lược seo, hoạt động trên MXH tốt sẽ giup tăng tương tác của khách hàng với website qua đó cải thiện thứ hạng từ khóa rất nhiều.
Nếu đối thủ không hoạt động trên MXH thì các bạn có thể thở phào nhưng nếu họ làm trên MXH quá tốt thì các bạn thực sự mệt mỏi đấy.
Trên đây là 4 bước các bạn cần phải lưu ý khi phân tích đối thủ, hãy nhớ ” biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng ” nếu cạnh tranh trực tiếp không được thì hãy cạnh tranh từ ngách….
6/ Kế hoạch nhân sự và ngân sách
Sau khi đã hoàn thành các bước trên thì các bạn đã phải có những dự tính công việc mình cần làm trong thời gian tới như:
- Cần bao nhiêu bài viết?
- Chiến lược kiếm backlink như thế nào?
- Hoạt động mạng xã hội ra sao?
Hãy đặt mục tiêu 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng cụ thể qua đó dựa vào ngân sách và bắt đầu tính toán nhân sự ra sao để đạt được kế hoạch đó.
7/ Quy trình testing AB

Testing A/B
A/B testing (hay còn được gọi là split testing) là một quy trình mà trong đó hai phiên bản (A và B) sẽ được cùng so sánh trong một môi trường / tình huống được xác định và qua đó đánh giá xem phiên bản nào hiệu quả hơn. Phiên bản ở đây có thể là mọi thứ từ một hình banner, trang web, mẫu quảng cáo cho tới email và hiệu quả được đánh giá dựa trên mục tiêu của người làm test dành cho các phiên bản này.
- Giao diện ⇒ tối ưu UX, UI chưa?
- Nội dung ⇒ có thu hút người dùng không
- Link nội bộ ⇒ Tỷ lệ người dùng click vào link đó là bao nhiêu, có kích thích sự tò mò của người dùng không?
- Từ khóa ⇒ từ khóa nào có chuyển đổi cao?
1 số công cụ giúp bạn có thể đánh giá được như : Hotjar, Heap Analytics, Crazy Egg
8/ Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi của website là số lần người dùng hoàn thành mục tiêu chia cho lưu lượng truy cập website. Nếu người dùng có thể chuyển đổi trong mỗi lần truy cập (chẳng hạn như mua sản phẩm), chia số lượng chuyển đổi theo số phiên (số lần người dùng truy cập vào website).
Sau khi bạn đã có kết quả cụ thể khi testing AB thì hãy tối ưu hóa là lại website theo nội dung đã test theo tiêu chí đã test.
- Tối ưu Landingpage
- Tối ưu hóa Traffic
9/ Thống kê đo lường, khắc phục.
Trong quá trình các bạn là SEO sẽ gặp rất nhiều tình huống có thể là chủ quan và khách quan. Các bạn cần phải theo dõi chi tiết để khắc phục kịp thời . Khi các bạn đat top từ khóa thì hãy nên nhớ tối ưu các tiêu chí sau để đem lai hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
- Traffic
- Chi phí
- Tỉ lệ chuyển đổi
Trên đây là tổng quan 9 bước các bạn cần phải gạch đầu dòng khi lập kế hoạch dự án SEO. 9 bước đều rất quan trọng nó quyết định thành bại của dự án, hãy nghiên cứu cẩn thận dựa trên năng lực của bản thân. Có rất nhiều bạn khi nhận dự án SEO hay đi hỏi kế hoạch của người này người kia, đây là 1 sai lầm cực kì tai hại vì nếu 1 bản kế hoạch SEO các bạn không làm nổi thì các bạn chẳng thể SEO nổi dự án đâu. Mỗi người có cách làm khác nhau, tài nguyên vệ tinh khác nhau, thế mạnh khác nhau nên hãy lập bản kế hoạch SEO dựa vào khả năng, tài nguyên của mình.
Rất mong các bạn dựa vào 9 bước trên có thể tự lập cho mình 1 bản kế hoạch SEO tốt, bài viết rất dài nên nếu có sai sót gì các bạn góp ý cho mình bên dưới comment nhé.
Thank all

Chào các bạn, mình là Việt Nguyễn. Mình có niềm đam mê đặc biệt về Công nghệ và Marketing Online. Mình đã có 7+ năm làm Marketing Online còn Công nghệ thì là sở thích của mình từ những năm tháng đi học Phổ thông. Beginer.com là nơi mình sẽ chia sẻ những những kiến thức của mình biết và quan điểm cá nhân của mình.