test

Đánh giá Asus ROG Zephyrus M GU502. Laptop gaming thiết kế siêu mỏng

Asus ROG Zephyrus M GU502

Trên thị trường hiện nay có 2 dòng laptop gaming phân khúc cao cấp: loại thứ nhất là những dòng máy đồ sộ, sở hữu hiệu năng mạnh mẽ bậc nhất phân khúc, loại thứ 2 là những chiếc laptop gaming có thiết kế mang tính di động cao nhưng vẫn giữ được mức hiệu năng xử lý tốt. Nếu bạn cần tìm mua một chiếc laptop gaming thuộc vào loại thứ 2, hãy cân nhắc lựa chọn Asus ROG Zephyrus M GU502. Chiếc laptop gaming thiết kế siêu mỏng này sở hữu một vẻ ngoài thiết kế bắt mắt, bàn phím thoải mái và màn hình 144Hz rực rỡ.

Tuy nhiên, tương tự như các dòng laptop gaming gọn nhẹ khác, máy có vài điểm hạn chế mà bạn phải cân nhắc. Asus ROG Zephyrus M GU502 không được trang bị webcam, khả năng tản nhiệt không quá ấn tượng và hiệu năng chỉ ở mức đủ dùng. Đây là những điểm yếu không quá nghiệm trọng, vậy nên chúng tôi vẫn khuyên bạn xem qua Asus ROG Zephyrus M GU502 nếu bạn cần một chiếc laptop gaming có tính di động cao.

CPUIntel Core i7-9750H
GPUNvidia GeForce RTX 2060
RAM16GB
Bộ nhớ512GB SSD
Kích thước màn hình15.6-inch
Độ phân giải1920×1080
Khối lượng1.95 kg
Kích thước14.2 x 9.9 x 0.7 inch

ROG Zephyrus sở hữu vỏ ngoài với nhiều sắc thái màu đen khác nhau, kết hợp với những họa tiết đường chéo trên bề mặt kim loại của vỏ máy, đem lại vẻ ngoài hầm hố nhưng vẫn giữ được nét tinh tế cho chiếc laptop.

Khi mở máy, logo Asus nằm ở nắp máy sẽ ửng đèn màu đỏ, tạo nên điểm nhấn cho thiết kế bên ngoài. Khi đóng lại, phần cắt của cạnh dưới nắp máy sẽ để lộ dải đèn LED hiện thị thời lượng pin, trạng thái laptop.

Thiết kế Asus ROG Zephyrus M GU502

Điều đầu tiên bạn nhận thấy khi mở chiếc laptop ra chính là viền màn hình siêu mỏng bọc ở 3 cạnh của chiếc màn hình kích thước 15 inch của máy. Cạnh dưới của máy được làm dày hơn một chút, là nơi Asus đặt hệ thống microphone và logo ROG Zephyrus.

Zephyrus M GU502 sở hữu thân máy hình chữ nhật, bề mặt bằng phẳng tương tự như chiếc MacBook Pro 15 inch. Tuy nhiên bề mặt của chiếc laptop Asus được hoàn thiện mài sần, đem lại độ bám tốt khi tôi kê cổ tay bên trên mỗi khi đánh máy.

Bàn phím của chiếc Zephyrus được đặt chính giữa thân máy, không nằm ở nửa chiếc thân máy như các dòng laptop Zephyrus khác của hãng. Thiết kế này cho phép người dùng có không gian thoải mái trên thân máy để kê cổ tay trong quá trình chơi game cũng như khi làm việc.

Asus mang lại cho chiếc Zephyrus M một thiết kế vẻ ngoài có phần tối giản, đem lại cho chiếc máy những điểm thiết kế truyền thống của dòng laptop gaming mà không đi quá đà.

ROG Zephyrus M GU502 có khối lượng nhẹ, và đem lại cảm giác chắc chắn đến ngạc nhiên khi cầm trên tay nhờ được sản xuất bằng vật liệu hợp kim ma-giê. Với khối lượng 1.95 kg và độ dày 0.7 inch, chiếc GU502 nhẹ và mỏng hơn các dòng laptop 15 inch cạnh tranh khác, bao gồm Dell G7 15 (nặng 2.5 kg, dày 0.8 inch), Lenovo Legion Y740 (nặng 2.26 kg, dày 0.9 inch) và phiên bản tiền nhiệm của máy là Asus ROG GU501 (nặng 2.45 kg, dày 0.7 inch).

Cổng kết nối Asus ROG Zephyrus M GU502

Zephyrus M được trang bị nhiều cổng kết nối với chủng loại đa dạng. Bên phải thân máy được trang bị 1 cổng USB Type-C, 2 cổng USB Type-A và khe lắp khóa an toàn. Bên trái thân máy sở hữu cổng RJ45 Ethernet, 1 cổng xuất HDMI 2.0, cổng USB Type-A thứ 3 và giắc cắm tai nghe, microphone.

ROG Zephyrus M GU502 được trang bị màn hình kích thước 15.6 inch, độ phân giải 1080p có màu sắc sống động và sở hữu tần số quét lên đến 144Hz đem lại trải nghiệm hình ảnh mượt mà khi xem phim cũng như khi chơi game, tuy nhiên độ sáng của tấm nền lại không quá ấn tượng.

Màn hình Asus ROG Zephyrus M GU502

Màn hình của máy có độ phủ màu 152% dải sRGB, vượt qua mức trung bình phân khúc là 112%. Đối thủ cạnh tranh của máy sở hữu màn hình có khả năng thể hiện màu sắc kém hơn nhiều, cụ thể là G7 15 (114%), Legion Y740 (112%) và GU501 (115%).

Kiến thức hay  Đánh giá Vaio SX14 - Sự trở lại ấn tượng của hãng sản xuất đình đám một thời

Với chỉ số độ sáng tối đa là 280 nit, màn hình của Zephyrus M GU502 rực rỡ hơn khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh bao gồm Legion Y740 (267 nit) cũng như vượt qua mức trung bình 271 nit của phân khúc, nhưng lại kém hơn khi so sánh với G7 15 (303 nit).

Zephyrus M GU502 sở hữu bàn phím có hành trình sâu 1.3 mm, thấp hơn mức tiêu chuẩn 1.5 mm nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với các dòng laptop sở hữu độ dày thân máy tương tự. Các nút của máy cách nhau một khoảng cách vừa tầm, được sắp xếp với một bố cục rộng rãi khiến người mới dùng dễ dàng làm quen.

Bàn phím Asus ROG Zephyrus M GU502

Nút cách của bàn phím được hoàn thiện với các đường cắt chéo cùng với phông chữ được cách điệu đem lại ngôn ngữ thiết kế đậm chất game thủ. Phong cách laptop gaming của máy càng được nhấn mạnh khi bạn bật hệ thống đèn chiếu độc lập của bàn phím lên. Bạn có thể thay đổi màu sắc và hiệu ứng của từng phím với ứng dụng Amoury Crate đi kèm.

Touchpad của máy có kích thước 4.1 x 2.8 inch, sở hữu bề mặt được làm nhám, giúp ngón tay người dùng không bị trơn trượt khi thực hiện các thao tác điều hướng của Windows 10.

Hệ thống loa hướng âm dưới của máy có đủ âm lượng để lấp đầy một phồng cỡ vừa. Loa của máy đem lại trải nghiệm âm thanh tốt khi chơi game. Khi chơi tựa game Tomb Raider, mọi hiệu ứng âm thanh trong game được thể hiện rõ ràng và chắc nịch, cải thiện đáng kể trải nghiệm cho người chơi.

Không như phần lớn các dòng laptop trên thị trường, loa của GU502 lại thể hiện tốt ở dải âm thấp, giúp cho các nhịp trống được thể hiện rõ ràng và chắc tai.

Đảm nhiêm khả năng xử lý đồ họa cho chiếc GU502 chính là card Nvidia GeForce RTX 2060 với 6GB VRAM. Chiếc laptop có thể chơi tựa game Shadow of War ở độ phân giải 1080p với mức tùy chọn cấu hình 1080p, giữ được mức khung hình dao động từ 35 đến 55 fps.

Asus ROG Zephyrus M GU502

Tiếp tục kiểm tra khả năng xử lý đồ họa của máy với tựa game Rise of the Tomb Raider (Very High, 1080p), chiếc GU502 đạt mức khung hình 45 fps, thấp hơn so kết quả 61 fps của chiếc Dell G7 15 (RTX 2060) và 66 fps của Legion Y740 (RTX 2070 Max-Q). Kết quả khung hình của chiếc laptop Asus ít nhất cũng được cải thiện so với phiên bản tiền nhiệm của máy và bằng với mức trung bình của phân khúc.

Tựa game Hitman (Ultra, 1080p) cũng cho ra kết quả tương tự, chiếc GU502 giữ được mức khung hình 73 fps, trong khi G7 15 (117 fps) và Legion Y740 (96 fps) đem lại cho người chơi trải nghiệm mượt mà hơn. Một lần nữa, GU502 vượt qua GU501 (66 fps), ngoại trừ lần này máy có mức khung hình thấp hơn mức trung bình 79 fps của phân khúc.

Card RTX 2060 có vẻ được tối ưu với một vài game bởi GU502 đạt mức khung hình tốt hơn nhiều ở tựa game Grand Theft Auto V, có kết quả đạt được là 66 fps. Kết quả này đánh bại mức trung bình 55 fps của phân khúc cũng như phiên bản tiền nhiệm GU501 (48 fps). Máy có mức khung hình tương tự như chiếc G7 15 và gần bằng khi so sánh với Legion Y740 (67 fps).

Kiến thức hay  Đánh giá Lenovo Y50 - Hiệu suất mạnh mẽ đi cùng kiểu dáng mảnh dẻ

Được trang bị chip Core i7-9750H và 16GB RAM, Zephyrus M GU502 cho phép tôi mở đồng loạt 15 tab Chrome trong khi tải về tựa game Shadow of the Tomb Raider trên Steam. Trong suốt quá trình sử dụng thực tế này, máy hoạt động một cách mượt mà, không gặp bất cứ tình trạng giật lag nào.

Zephyrus M GU502 có kết quả khá tốt khi chấm điểm hiệu năng tổng thể, tuy nhiên lại không thể theo kịp các dòng máy cạnh tranh cùng phân khúc giá. Máy đạt điểm số hiệu năng xử lý đa nhân là 19,428 khi chấm với Geekbench 4.0, thấp hơn so với mức trung bình 20,122 điểm và bị bỏ xa lại phía sau so với chiếc G7 15 (chip Core i7-9750H, 23,863 điểm) và Legion Y740 (chip Core i7-8750H, 22,429 điểm).

Zephyrus M GU502 cũng không làm quá tốt ở bài kiểm tra tốc độ chuyển mã video, phải mất 10 phút 59 giây để chuyển đổi 1 video HD sang độ phân giải 1080p, chậm hơn mức trung bình 10 phút 31 giây của dòng laptop gaming tầm trung. Đối thủ cạnh tranh của máy trong bài viết này có tốc độ hoàn thành sớm hơn nhiều, cụ thể là G7 15 (8 phút 5 giây) và Legion Y740 (9 phút 23 giây).

Chiếc GU502 lội ngược dòng ở bài kiểm tra tốc độ chép dữ liệu, hoàn thành việc copy 1 tệp tin nặng 4.97GB trong vòng 13 giây, tương ứng với tốc độ 391.5 MBps, nhanh hơn so với mức trung bình 382.5 MBps của phân khúc.

Sở hữu một thân máy mỏng và được trang bị hiệu năng khá cao khiến cho chiếc laptop Asus chỉ trụ được 3 giờ 7 phút trong bài kiểm tra thời lượng pin của chúng tôi, cụ thể là lướt web liên tục bằng wifi, với độ sáng màn hình để ở mức 150 nit.

Kết quả thời lượng pin này gần bằng so với G7 15 (3 giờ 12 phút), nhưng thấp hơn so với phiên bản tiền nhiệm GU501 (4 giờ 43 phút) và mức trung bình phân khúc 4 giờ 3 phút. Legion Y740 là chiếc laptop tắt màn hình đầu tiên, chỉ sau 2 giờ 16 phút.

ROG Zephyrus M GU502 có thân nhiệt tỏa ra lớn sau khi tôi chơi 15 phút tựa game Shadow of the Tomb Raider. Bàn phím của máy có mức nhiệt lên đến 49 độ C, 43 độ C ở vị trí cạnh dưới màn hình và 53 độ C gần vị trí bản lề. Touchpad của máy có mức nhiệt 29 độ C, là một trong số ít các khu vực có mức nhiệt không vượt qua ngưỡng sử dụng thoải mái 35 độ C của laptop.

Asus ROG Zephyrus M GU502

ROG Zephyrus M GU502 là một chiếc laptop chất lượng, tuy nhiên lại bị kìm hãm bởi vài điểm trừ đáng tiếc. Máy sở hữu một thiết kế bên ngoài bắt mắt, màn hình 144Hz sống động và bàn phím thoải mái. Tuy nhiên chất lượng tổng thể của chiếc laptop lại bị kéo xuống bởi hệ thống tản nhiệt không hiệu quả, độ sáng màn hình không cao.

Cấu hình chip Core i7 và card RTX 2060 trong phiên bản máy review của chúng tôi đem lại hiệu năng đủ dùng, tuy nhiên với cùng tầm tiền bạn có thể mua một chiếc laptop gaming có hiệu năng tốt hơn, cụ thể như Dell G7 15 hoặc Lenovo Legion Y740. Máy còn không được trang bị webcam, khiến bạn phải đầu tư thêm ít tiền nếu muốn gọi video với người khác.

Tuy sở hữu những điểm hạn chế này, Zephyrus M GU502 vẫn là một trong những chiếc laptop gaming thiết kế gọn nhẹ tốt nhất hiện nay.

Chào các bạn, mình là Việt Nguyễn. Mình có niềm đam mê đặc biệt về Công nghệ và Marketing Online. Mình đã có 7+ năm làm Marketing Online còn Công nghệ thì là sở thích của mình từ những năm tháng đi học Phổ thông. Beginer.com là nơi mình sẽ chia sẻ những những kiến thức của mình biết và quan điểm cá nhân của mình.