Đánh giá chi tiết Microsoft Surface Pro X (SQ2, 2020). Có thật là tuyệt phẩm?

Đánh giá chi tiết Microsoft Surface Pro X (SQ2, 2020). Có thật là tuyệt phẩm?

Microsoft Surface Pro X (2020, SQ2)
Microsoft năm nay đã trình làng một mẫu laptop mới mang tên Surface Pro X. Với thiết kế viền màn hình mỏng và chất liệu cao cấp, chiếc laptop này có ngoại hình hiện đại nhất trong dòng máy Surface, thể hiện được sự tinh xảo trong ngôn ngữ thiết kế của Microsoft. Không dừng lại ở đó, Surface Pro X còn có một màn hình đẹp lung linh, webcam độ phân giải 5mp với chất lượng hàng đầu trong thế giới laptop, chất lượng âm của loa tuyệt vời. Cùng với thời lượng pin tuyệt vời, Surface Pro X là một thế lực đáng gờm trong thế giới laptop.
Vậy tại sao laptop văn phòng Surface Pro X lại bị cộng đồng đánh giá không được cao? Tất cả bởi máy có vấn đề với sự tương thích với các app. Cộng với việc Chip SQ2 không phải là sự cải tiến về mặt hiệu năng quá rõ rệt so với SQ1, điều này đồng nghĩa với việc chiếc Surface Pro X sẽ bị các đối thủ cạnh tranh bỏ lại phía sau trên lĩnh vực hiệu năng xử lý. Đây là một điểm trừ khá lớn khi bạn phải bỏ ra một mức giá không hề nhỏ là 1499$ (khoảng 34.7 triệu đồng).
Giá cả và các phiên bản
Surface Pro X là mẫu máy tính bảng đắt nhất của Microsoft, với giá khởi điểm là 1499$ (khoảng 34.7 triệu đồng) bạn sẽ có phiên bản tiêu chuẩn với chip SQ2, 16gb RAM, và 256GB SSD.
Phiên bản nâng cấp có giá cao hơn là 1599$ (khoảng 37 triệu đồng) có dung lượng bộ nhớ cao hơn là 512GB. Một điều đáng lưu ý là chiếc bút stylus Slim Pen và bàn phím rời Type Cover được bán riêng chứ không tặng kèm với giá lần lượt là 108$ và 118$, hoặc có thể mua gộp với giá 205$ (khoảng 4.7 triệu đồng).
Thiết kế
Vẫn giữ được thiết kế của phiên bản trước, Chiếc Pro X có thiết kế khung máy hiện đại. Cải tiến rõ rệt nhất trong thiết kế của chiếc Pro X là viền màn hình siêu mỏng, các góc cạnh được bo cong mềm mại khiến việc cầm máy không bị cấn tay. Những cải tiến trong thiết kế này khiến chiếc Surface Pro X trở thành 1 chiếc máy thuận tiện để mang đi công tác nhất trong dòng sản phẩm Surface của Microsoft.

Microsoft Surface Pro X (2020, SQ2)
Về mặt thẩm mỹ, Pro X sở hữu phong cách thiết kế mang hơi hướng tối giản với những đường nét gọn gàng. Ở mặt sau của chiếc máy là logo Microsoft được mạ chrome sáng bóng được đặt nằm giữa giá đỡ máy, bên trên là 1 camera sau. Mặt chiếc là màn hình hình với viền màn hình mỏng, 2 loa được đặt ở 2 bên viền màn hình, và viền trên chứa camera IR có nhiệm vụ mở khóa bằng nhận diện khuôn mặt. Máy có tiêu chuẩn quân đội MIL-STD-810 nên rất bền.

Microsoft Surface Pro X (2020, SQ2)
Phiên bản review tôi sử dụng có màu bạch kim. Với kích thước 11.3 x 8.2 x 0.3 inch và khối lượng 0.8kg, chiếc Surface Pro là một mẫu máy tính bảng lý tưởng để mang theo đi công tác.
Cổng tiếp nối
Chiếc Pro X có nhiều cổng tiếp nối hơn phần lớn các máy tính bảng khác nhưng lại ít hơn so với laptop. Ở cạnh bên phải, máy có một cổng Surface Connect để sạc máy, được đặt ngay dưới nút nguồn.

Microsoft Surface Pro X (2020, SQ2)
Ở bên trái, bạn sẽ thấy 2 cổng USB-C dưới cụm nút tăng giảm âm lượng.
Máy Surface Pro X không có giắc cắm tai nghe nên nếu bạn muốn nghe nhạc bằng headphone, bạn sẽ phải chuẩn bị sẵn dây chuyển đổi.
Về vấn đề tốc độ kết nối internet, chiếc Surface Pro X hỗ trợ 4G LTE thông qua SIM nano. Wifi mà máy sử dụng là Wifi 5 802.11ac.
Màn hình
Màn hình của chiếc Surface Pro X là một màn hình sắc nét, sinh động và rực rỡ nhất mà tôi từng thấy ở bất cứ chiếc máy tính bảng nào.

Microsoft Surface Pro X (2020, SQ2)
Màn hình cảm ứng của máy có kích thước 13 inch và độ phân giải 2880 x 1920. Dựa vào máy đo màu sắc của chúng tôi, màn hình của chiếc Surface Pro X phủ được 73.7% dải màu DCI-P3, thấp hơn so với mức trung bình của máy tính bảng phân khúc cao cấp là 84.1%.
Làm việc ngoài trời với chiếc Surface Pro X không phải là vấn đề. Với độ sáng màn hình đạt mức đỉnh điểm là 420 nit, Surface Pro X có màn hình sáng hơn mức trung bình là 359 nit.
Âm thanh
Cặp loa được bố trí ở 2 cạnh màn hình có chất âm tốt. Mọi âm thanh tôi nghe qua cặp loa này đều sắc nét và chi tiết, tuy rằng âm bass có hơi kém – điều thường gặp ở những loa máy tính bảng. Loa của Surface Pro X có được sự cân bằng giữa các giải âm treble, mid và low.
Bàn phím và trackpad
Microsoft đã sản xuất ra bàn phím rời tốt nhất. Tuy hành trình của các phím không sâu nhưng các phím lại cho ra phản hồi nẩy và chắc tay. Ngón tay tôi nhảy từ con chữ này sang con chữ khác khi tôi viết bài review này, cho phép tôi dễ dàng viết chữ với tốc độ cao. Bàn phím này rất thân thiện với mọi người, người mới sử dụng có thể sử dụng thành thạo chỉ với vài phút làm quen.

Microsoft Surface Pro X (2020, SQ2)
Để đạt được thành tích này là nhờ kích cỡ lớn của các phím cùng với khoảng cách khoa học giữa các phím với nhau.
Điều làm nên sự khác biệt giữa bàn phím Surface Pro X với những bàn phím khác là chỗ đặt bút stylus nằm ở trên cùng. Đây không chỉ là một thiết kế thông minh mà slot đặt bút stylus còn kiêm luôn cả chức năng sạc không dây cho chiếc bút.

Microsoft Surface Pro X (2020, SQ2)
Với kích thước 4 x 2.1 inch, touchpad của Surface Pro X nằm ở mảng bé hơn so với các đối thủ khác. Touchpad được làm bằng kính, được hoàn thiện mềm mại và phản hồi nhanh với những cử chỉ vuốt của Window 10.
Hiệu năng
Chip SQ2 là cải tiến về hiệu năng so với chip SQ1 cũ của Microsoft. Với bài test benchmark GeekBench 5.0 Surface Pro X đạt số điểm 2943 thấp hơn rất nhiều so với điểm trung bình của các máy tính bảng cùng phân cấp là 4183.

Microsoft Surface Pro X (2020, SQ2)
Surface Pro X sử dụng ổ SSD có tốc độ chậm, mặc dù giá thành của chiếc máy không hề rẻ. Chiếc máy tính bảng mất 1 phút 42 giây để sao bản một thư mục nhạc 25gb, tương đương với tốc độ 267.2 mbps chậm hơn những phiên bản cũ với tốc độ 363.5 mbps
Đồ họa
Nếu bạn mua chiếc Surface Pro X về để chơi những tựa game nặng thì hãy bỏ ngay suy nghĩ đó đi.
Sự tương thích với các ứng dụng
Chip SQ2 trong máy Surface Pro X là chip 64 bit ARM. Điều này có nghĩa là nó có thể chạy những app ARM64, 64 bit. Để chạy những app 32bit, x86 bạn phải sử dụng phần mềm giả lập mang tên WOW64.
Phần lớn các app hiện tại đều có phiên bản 32 bt, bạn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn download những chương trình yêu thích về máy Surface Pro X. Và khi mà nhiều chương trình lấy nền tảng là web được thêm vào Microsoft Store thì vấn đề tương thích với các ứng dụng sẽ trở nên dễ giải quyết hơn đối với những thiết bị ARM.

Microsoft Surface Pro X (2020, SQ2)
Tuy nhiên sẽ vẫn có một số vấn đề cần phải nói đến. Trước hết, ở thời điểm hiện tại không có nhiều app ARM64, ở cả phiên bản 32 lẫn 64 bit. Rồi còn có cả những app 64 bit, x86 mà hiện tại không chạy được trên Surface Pro X nếu không có sự hỗ trợ của phần mềm giả lập.
Ngoài những phần mềm 64 bit mà bạn không thể down về, Surface không thể chơi được những game với phiên bản OpenGL lớn hơn 1.1 hoặc những game có tích hợp sẵn tính năng anti-cheat.
Những vấn đề về việc tương thích của các ứng dụng khiến cho trải nghiệm sử dụng của Surface Pro X không được tốt nhất là khi giá bán của chiếc máy thuộc phân khúc cao cấp.
Thời lượng pin
Một trong những điểm mạnh của chip xử lý ARM là sự hiệu quả của nó.Surface Pro X đạt 9 giờ 24 phút trong bài kiểm tra thời lượng pin bao gồm việc lướt web liên tục bằng mạng Wifi với ánh sáng màn hình ở 150 nit.
Camera
Chiếc Surface Pro X sở hữu webcam tốt nhất trong tất cả những laptop và máy tính bảng tôi từng review.

Microsoft Surface Pro X (2020, SQ2)
Với cấu hình 5 megapixel, độ phân giải 1080p, webcam cho ra hình ảnh sắc nét, màu sắc trung thực, ít noise. Cộng với chất lượng microphone tốt, trải nghiệm gọi video bằng Surface Pro X phải nói là rất tốt.
Tổng kết
Những vấn đề mà tôi gặp phải ở những phiên bản Surface Pro X trước đây vẫn còn tồn tại ở phiên bản mới này, chỉ là đỡ hơn chút xíu. Vấn đề tương thích ứng dụng sẽ là trở ngại đối với nhiều người dùng, mặc dù có thể giải quyết được với những giải pháp trong tương lai. Chip SQ2 lép vế khi so sánh với chip Intel hay M1 của Apple. Dù vậy, Surface Pro X với chip SQ2 là một máy tính bảng ARM với nhiều triển vọng với màn hình độ phân giải cao. Microsoft đang có kế hoạch đưa chức năng giả lập vào window 10, lúc đấy thì vấn đề tương thích sẽ được giải quyết hoàn toàn, dẫn đến hiệu năng tốt hơn.

Chào các bạn, mình là Việt Nguyễn. Mình có niềm đam mê đặc biệt về Công nghệ và Marketing Online. Mình đã có 7+ năm làm Marketing Online còn Công nghệ thì là sở thích của mình từ những năm tháng đi học Phổ thông. Beginer.com là nơi mình sẽ chia sẻ những những kiến thức của mình biết và quan điểm cá nhân của mình.