test

Link Dofollow và Link Nofollow là gì, phân biệt chúng như thế nào ?

Khi bạn làm SEO hoặc các SEOer thường nhắc đến Link Dofollow và Link Nofollow. Vậy nó là gì , khác nhau như thế nào. Có vai trò gì trong SEO . Hi vọng với bài viết này sẽ giúp cả nhà giải quyết được điều đó !

Cùng bắt đầu nhé !

Liên kết Dofollow, Nofollow là gì ?

Liên kết Dofollow ( link Dofollow ) là các thuộc tính rel mà ta đặt trong đường dẫn của thẻ với rel=”dofollow”.

Ví Dụ: Chúng ta có thẻ html  <a> như sau:
<a rel=”dofollow” title=”Link Dofollow và Link Nofollow là gì, phân biệt chúng như thế nào?”

href=”https://beginer.com/link-dofollow-va-link-nofollow” target=”_blank”>Link Dofollow và Link Nofollow là gì, phân biệt chúng như thế nào?</a>

Khi backlink “Link Dofollow và Link Nofollow là gì, phân biệt chúng như thế nào” của bạn có thuộc tính rel=”dofollow” web bạn, nên coi kỹ nội dung của web đó ra sao.

Tác dụng của link Dofollow là truyền Page Rank, điều hướng bot Google. Đặc biệt khi anchortext của link là từ khóa SEO thì nó có tác dụng thúc đẩy vị trí của từ khóa rất mạnh mẽ. Tất nhiên việc có backlink Dofollow chất lượng để đặt các anchor text lên top còn phụ thuộc vào nguồn đặt link có chất lượng hay không và chiến lược link buiding nữa.

dofollow-nofollow

Chính vì từ việc không Dofollow vậy google ra thêm 1 thuộc tính để người dùng thông báo cho google biết là đường dẫn đó, textlink đó tôi không quan tâm và không biết nó ra sao, google đừng index nó và dù nó có xấu tôi cũng không bị mất điểm, và đó là thuộc tính Nofollow.

Kiến thức hay  [Series SEO] - Hướng dẫn xóa URL trên Google (xóa index) bằng Webmaster Tools

cach-them-link-nofollow-trong-WordPress

Mặc dù link nofollow không phải tín hiệu để xếp hạng 1 website, tuy nhiên nó vẫn có tác dụng nhất định đến SEO, giúp tăng tương tác và trải nghiệm của người dùng đối với liên kết đó như tăng nhận diện thương hiệu, tăng traffic vào web,

2. Cách kiểm tra liên kết dofollow và nofollow

Có rất nhiều cách để chúng ta check link dofollow và link nofollow. Sau đây mình xin giới thiệu một số cách đơn giản:

Cách 1: Thêm Add on

Các bạn vào cửa hàng trực tuyến trên Google Chorme, tìm kiếm “Nofollow Enabled” sau đó nhấn vào “thêm vào Chorme” –> “thêm tiện ích”.

kiem-tra-link-dofollow-nofollow

Sau khi cài đặt xong, vào website cần kiểm tra, nếu là link nofollow sẽ có vòng chấm đỏ xung quanh liên kết, nếu là link dofollow sẽ không có. (Như hình dưới là link nofollow).

Cách 2: Kiểm tra phần tử trong code 

Cách này sẽ phù hợp với những bạn biết chút về code, lập trình web.

Bạn vào website muốn kiểm tra, sau khi view source, nếu là link nofollow thì trong đoạn code HTML sẽ có thẻ rel=”nofollow”, Nếu không có thì link đó chính là link dofollow. 

Bạn thực hiện Ctrl + U để view source code . Nhấn  Ctrl + F để bật chế độ tìm kiếm. Rồi gõ đường link đó rồi tìm xem link đó đang là thuộc tính link dofollow hay nofollow nhé.

Cách khác đó là bạn chuột phải vào link đó, click vào Kiểm tra phần tử ta được kết quả như dưới.

Kiến thức hay  Case Study Lập kế hoạch SEO chi tiết 2019 tổng quan từ A - Z

chuot-phai-kiem-tra-link-dofollow-nofollow

Như ví dụ trên đây thì đường link out ra ngoài đang để thuộc tính nofollow phải không nào :

link-nofollow

Link dofollow hỗ trợ rất tốt cho SEO phải không nào. Nhưng nếu link dofollow không dùng đúng cách, lấy link về từ những website kém chất lượng, hoặc bị spam thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến website của bạn đâu.

Trong trường hợp chúng ta quá lạm dụng các link dofollow để xây dựng backlink có thể dẫn đến spam. Vậy làm sao để xây dựng backlink chất lượng, hãy đón chờ trong các bài viết tiếp theo nhé !

Bài viết còn nhiều thiếu sót mọi trao đổi, góp ý bình luận xuống dưới để chúng ta cùng thảo luận nhé !

>>> Đọc thêm : Cách viết bài chuẩn SEO và bán hàng tốt update 2019

Chào các bạn, mình là Việt Nguyễn. Mình có niềm đam mê đặc biệt về Công nghệ và Marketing Online. Mình đã có 7+ năm làm Marketing Online còn Công nghệ thì là sở thích của mình từ những năm tháng đi học Phổ thông. Beginer.com là nơi mình sẽ chia sẻ những những kiến thức của mình biết và quan điểm cá nhân của mình.