Ram là gì? Mẹo đọc thông số Ram Laptop dễ hiểu nhất!

Chào các bạn, chắc chắn các bạn đều biết 1 chiếc máy tính hay Laptop sẽ không thể hoạt động nếu thiếu Ram. Vậy Ram là gì? cách nâng cấp Ram cho laptop như thế nào? Các thông số trên Ram có nghĩa là gì? Chúng ta cung đi phân tích nào!
Ram là gì?
RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Để dễ hiểu hơn các bạn hãy hình dung khi các bạn mở 1 phần mềm trên laptop thì dữ liệu sẽ được chuyển từ ổ cứng lên Ram và vào CPU để xử lý sau đó lưu lại ổ cứng.
1 chiếc Laptop có bộ nhớ Ram lớn thì giúp cho Laptop có thể xử lý nhiều công việc 1 lúc mà không bị giật lag.
Có những loại Ram nào?
Có nhiều loại Ram dành cho Lapop và được phận loại theo thời gian như sau:
1/ SDR
SDR là chuẩn Ram được sử dụng trên Laptop đời cũ. Nhược điểm của SDR là tốc độ truy xuất chậm, dung lượng bộ nhớ nhỏ. Loài này đã bị “tuyệt chủng từ lâu” thay thế là DDR.
2/ DDR
Chuẩn RAM DDR (Double Date Rate SDRAM) được ra đời vào những năm 2000 để thay thế và khắc phục các hạn chế cho SDRAM. DDR có tốc độ nhanh gấp đôi so với SDR và bộ nhớ lớn hơn. DDR được sử dụng phổ biến trong khoảng thời gian từ 2000 – 2004.
3/ DDR2
Là phiên bản nâng cấp của DDR cho khả năng xử lý và dung lượng cao hơn nhiều ngoài ra với công nghệ mới giúp giảm điện năng tiệu thụ đáng kể. DDR2 được sử dụng phổ biến từ 2003 -2009.
4/ DDR3
Tiếp tục DDR3 được nâng cấp và thay thế những điểm yếu của DDR2. DDR3 hiện tại vẫn được sử dụng cho đến hiện nay.
5/ DDR3L
Được Intel và Kingston hợp tác cho ra chuẩn Ram DDR3L. Đây là chuẩn Ram sử dụng ít điện năng hơn vì vậy chúng thường được sử dụng trên các dòng Laptpo cao cấp giúp tăng thời lương pin sử dụng cho Laptop. DDR3L điện thế khoảng 1.35V với Ram thông thường là 1.5V.
6/ DDR4
Ra măt vào năm 2015. Đến thời điểm hiện tại đây là chuẩn Ram mạnh nhất với xung nhịp lớn cho tốc độ xử lý vượt trội. Dung lượng RAM có thể tích hợp lên đến 512GB. DDR4 hỗ trợ các chuẩn bao gồm 1600MHz, 1866MHz, 2133 MHz, 2400 MHz, 2666 MHz, 3200 MHz và cuối cùng là 4266 MHz.
Cách đọc thông số Trên Ram
Dung lượng Ram (MB/GB)
Dung lượng càng lớn thì khả năng xử lý của máy tính càng nhanh. Hiện nay các dung lượng ram phổ biến là: 4GB, 8GB, 16GB, 32GB, 64GB.
Bus (Mhz)
Bus là băng thông, băng thông càng lớn thì dữ liệu có thể lưu thông càng nhiều tại 1 thời điểm. Chính vì vậy Bus càng lớn thì truy suất dữ liệu càng nhanh. Hiện Nay các loại Bus phổ biến là:
1066, 1333, 1600, 1866, 2133, 2400, 2666, 3200 ..
- DDR3 có các mức Bus RAM như sau: 800, 1066, 1333, 1600, 1866, 2133MHz
- DDR4 có các mức Bus RAM như sau: 1600, 1866, 2133, 2400, 2666, 3200, 4266MHz

Cách đọc thông số Ram
Cần bao nhiêu Ram là đủ?
Câu hỏi này còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn như thế nào? Ngày nay nhu cầu tối thiểu cho Laptop thường là 4G ram cho nhu cầu tối thiểu là : Văn phòng, lướt web, nghe nhạc.
Để Laptop hoạt động mượt mà nhất và phổ biến nhất hiện nay là 8G ram. Đối với các công việc đặc thù, chuyên nghiệp hơn thì cần dung lượng Ram nhiều hơn có thể là : 16G, 32G, 64G….
Các phần mềm kiểm tra Bus Ram
Phần mềm CPU -Z
Cpu-z là phần mềm miễn phí chỉ nặng vài MB giúp bạn kiểm tra được các thông số cơ bản của 1 chiếc Laptop. Bạn có thể xem được các thông số như: Mainboard, Chipset, Bộ Nhớ, CPU, Ram ..
Bước 1: tại phần mèm tại đây: https://www.cpuid.com/softwares/cpu-z.html
Sau khi tải xong các bạn cài bình thường. chỉ next vài cái là xong.
Bước 2: Các bạn chuyển sang Tab Memory để kiểm tra thông số Ram.

Kiểm tra bus ram
Xem trên Task Manager
Các bạn chuột phải vào Taskbar chọn Task Manager rồi chọn Performance, chọn Memory rồi xem thông số tại Speed

Xem bus ram bằng task manager
Với 2 cách đơn giản trên các bạn đã biết được đầy đủ thông số Ram để có thể tự Build được case máy tính hoặc nâng cấp ram cho laptop của mình.

Chào các bạn, mình là Việt Nguyễn. Mình có niềm đam mê đặc biệt về Công nghệ và Marketing Online. Mình đã có 7+ năm làm Marketing Online còn Công nghệ thì là sở thích của mình từ những năm tháng đi học Phổ thông. Beginer.com là nơi mình sẽ chia sẻ những những kiến thức của mình biết và quan điểm cá nhân của mình.