test

SEM là gì ? Vai trò quan trọng của SEM với doanh nghiệp online

Thuật ngữ SEM ngày càng được nhắc đến nhiều. Vậy SEM là gì ? Có cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp không ? Câu hỏi sẽ được trả lời trong bài viết này.

Bắt đầu thôi nào !

SEM là gì ? Tổng quan về SEM ?

SEM (Search Engine Marketing) là thuật ngữ để chỉ tất cả các thủ thuật marketing trực tuyến nhằm nâng cao thứ hạng của một website, doanh nghiệp hay một chủ thể nào đó trên các công cụ tìm kiếm (search engine) như google, bing, yahoo.

Các bộ phận của SEM

SEM theo nghĩa hiểu hiện đại ngày nay là tổng hợp của các yếu tố sau:

  • SEO: Search Engine Optimization hay còn gọi là việc tối ưu hóa trên các công cụ tìm kiếm (tìm kiếm tự nhiên bằng từ khóa)
  • SEA: Search Engine Advertising hay còn gọi là việc quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (Google adwords, Microsoft Adcenter)
  • SMO: Social Media Optimization hay còn gọi là tối ưu hóa các Mạng xã hội
  • SMM: Social Media Marketing tiếp thị thông tin qua các mạng xã hội
  • SMA: Social Media Ads tăng lưu lượng truy cập website thông qua việc làm tiếp thị quảng cáo trên các mạng xã hội

Vậy ta có SEM = SEO + SEA + SMO + SMM + SMA

SEO là kênh SEM trọng điểm

  • 10 kết quả đầu tiên của Google đem lại khách hàng mà không phải trả phí cho mỗi lần họ ghé thăm website. Tỷ lệ Conversion từ SEO thường ở mức cao hơn so với PPC.
  • Nếu thương hiệu xuất hiện trên các vị trí tự nhiên thì thương hiệu và chính bản thân website đó sẽ tốt hơn nhiều lần vì phải thật tốt mới được Google đánh giá cao như vậy trên Organic results.
  • Kết quả bền vững SEO đó là tối ưu hóa website, không chỉ là nội dung, cấu trúc, kỹ thuật liên kết mà còn cả việc thu hút truy cập.
  • Giá click sẽ bị đẩy lên cao khi có cạnh tranh với chính sách đấu giá từ khóa của Google.
  • Khách hàng dễ dàng phân biệt đâu là quảng cáo

seo-la-gi-soer-la-gi

Đọc thêm : Cách viết bài chuẩn SEO và bán hàng tốt 2019

PPC vẫn là kênh hiệu quả cho các chiến lược doanh số

  • Tùy biến quảng cáo nhanh chóng, đo được độ chính xác hiêu quả quảng cáo.
  • Độ phủ từ khóa rộng, có thể quảng cáo vài chục từ khóa một lúc.
  • Nhanh xuất hiện trên công cụ tìm kiếm chứ không mất thời gian lâu như SEO.
Kiến thức hay  [Series SEO] - Cách submit URL lên Google mới nhất bằng Webmaster Tools giúp bài viết Index ngay lập tức

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về PPC tại đây : https://beginer.com/ppc-la-gi/

Chắc chắn với mỗi doanh nghiệp SEO và PPC luôn cần song hành với nhau và việc phân bổ chi phí cho các kênh là điều rất quan trọng và tốn nhiều chất xám với mỗi doanh nghiệp.

PPC-La-gi

Trong trường hợp hoàn hảo, ta sẽ xem xét cả SEO và PPC. Chúng đều có ưu và nhược điểm và làm việc tốt nhất khi hỗ trợ nhau song song. Khi bạn có thể khiến SEO và PPC làm việc với nhau, bạn sẽ có thể thúc đẩy các thành quả tốt hơn là chúng làm việc riêng lẻ.

Các lợi ích khi chạy SEO và PPC cùng nhau bao gồm:

• Dữ liệu từ khóa và chuyển đổi từ PPC có thể được đưa vào tìm kiếm tự nhiên (SEO).
• Tổng lượng truy cập có thể được tăng bằng các nhấp chuột mục tiêu trong tìm kiếm trả phí và tự nhiên với các các từ khóa hoạt động tốt.
• Các từ khóa có chi phí cao, lượng tìm kiếm cao và chuyển đổi thấp (nhưng vẫn quan trọng) có thể được di chuyển từ PPC tới tìm kiếm tự nhiên.
• Thử nghiệm A/B của việc sao chép quảng cáo và các trang đích có thể được đưa vào danh sách tự nhiên và các trang đích.
• Việc tái marketing cho phép bạn ở trước mặt khách ghé thăm sau khi tiếp cận qua tìm kiếm tự nhiên và tùy chỉnh thông điệp quang sự tham gia của họ tới trang web của bạn.
• Thử nghiệp chiến lược từ khóa của bạn trong PPC trước khi tiến hành các chiến lược SEO dài hạn.
• Nhắm mục tiêu người dùng ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng của khách hàng từ nghiên cứu tới so sánh để mua hàng với các từ khóa thương mại.
• Tăng sự tự tin và nhận biết bằng cách có được cả khả năng hiển thị tìm kiếm tự nhiên và trả phí tốt.

Trong kinh nghiệm của chúng tôi với hàng trăm doanh nghiệp, một chiến lược tìm kiếm tích hợp xem xét cả SEO và PPC là hướng tiếp cận tối ưu. Các kết quả được cải thiện ở mỗi kênh bằng cách tận dụng cả tìm kiếm trả phí và tự nhiên. Điều này sẽ không đúng với mọi doanh nghiệp, nhưng để marketing tăng trưởng nhanh và tích cực, bạn sẽ cần phải phát triển một chiến lược tìm kiếm toàn diện thay vì việc xem xét SEO hay PPC một cách riêng rẽ.

Paid Search dịch ra tiếng việt là quảng cáo có trả tiền, còn được gọi với một số cái tên khác như PPC (Pay-Per-Click) hoặc SEA (Search Engine Advertising là một phần trong Search Engine Marketing).

Nó là một hệ thống Marketing giúp bạn gia tăng lượt truy cập vào trang web. Bằng cách trả một khoản phí cho công cụ tìm kiếm.

Kiến thức hay  Thẻ Meta description là gì? 5 tips viết Meta description tăng CTR

Có rất nhiều nơi bạn có thể đặt quảng cáo Paid Search như Bing, Yahoo, Cốc Cốc nhưng phổ biến nhất vẫn là Google.

Paid Search là cách nhanh nhất để doanh nghiệp có thể tiếp cận đến đúng khách hàng một cách nhanh nhất.

Khác với các hình thức quảng cáo khác, Paid Search có thể tập trung vào bộ phận khách hàng đã có nhu cầu thông qua các từ khóa họ tìm kiếm.

Khi tiếp cận với những khách hàng tiềm năng như vậy doanh nghiệp có nhiều cơ hội để chuyển đổi thành khách hàng hơn.

Chính vì lý do đó mà nhiều doanh nghiệp rất muốn đầu tư cho mảng Marketing này.

Vậy cứ quảng cáo Paid Search là hiệu quả hay sao?

Không phải lúc nào vậy. Để có một chiến dịch thành công người làm quảng cáo phải biết tối ưu hóa chi phí và tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng.

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate). Tăng tỷ lệ chuyển đổi giúp doanh nghiệp bạn có nhiều khách hàng hơn khi lượng tiếp cận là không đổi.

Khác biệt đầu tiên phải nhắc tới là Paid Search mất tiền quảng cáo cho công cụ tìm kiếm còn Organic thì không.

Về giá trị dành cho khách hàng thì các kết qua do công việc SEO thường sẽ đem lại nhiều giá trị hơn.

Đây là hình thức phổ biến nhất:

Các quảng cáo sẽ được đặt ở trên với chữ viết tắt “qc” là quảng cáo hoặc “ad” là advertising.

Ngoài ra còn rất nhiều vị trí đặt quảng cáo khác thông qua Paid Search như thanh bên hay vị trí cuối trang một, đầu trang hai…

Để tối ưu hóa Paid Search bạn cần nhớ hai điều sau bài viết này.

Một là phải tối ưu được chi phí khi chạy quảng cáo.

Hai là tối ưu được tỷ lệ chuyển đổi.

toi-uu-chi-phi-va-ty-le-chuyen-doi

Lời kết

Ở bài viết này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu SEM là gì và Vai trò SEM quan trọng của SEM như thế nào. Nếu còn thiếu sót gì mong được các bạn đóng góp thêm. Trân thành các bạn đã quan tâm theo dõi.

Hẹn gặp lại !

Chào các bạn, mình là Việt Nguyễn. Mình có niềm đam mê đặc biệt về Công nghệ và Marketing Online. Mình đã có 7+ năm làm Marketing Online còn Công nghệ thì là sở thích của mình từ những năm tháng đi học Phổ thông. Beginer.com là nơi mình sẽ chia sẻ những những kiến thức của mình biết và quan điểm cá nhân của mình.